Ở một nhà ga tàu điện ngầm đó
Bóng thoáng hiện ra những khuôn mặt này trong đám đông:
Mấy cánh hoa trên cành ướt, thẫm đen.
Nguồn:
Ezra Pound; Personae: The Shorter Poems of Ezra Pound; New Directions, 1990.
-----
Trong bài thơ ba dòng này, từ 'apparition' là một từ gây khó bởi cái sắc thái ma mị u linh lấp ló đàng sau cái nghĩa 'xuất hiện'. Rồi tôi tìm thấy những dòng này của Ezra Pound:
"Three years ago in Paris I got out of a 'metro' train at La Concorde, and saw suddenly a beautiful face, and then another and another, and then a beautiful child's face, and then another beautiful woman, and I tried all that day to find words for what this had meant to me, and I could not find any words that seemed to me worthy, or as lovely as that sudden emotion. And that evening, as I went home along the Rue Raynouard, I was still trying and I found, suddenly, the expression. I do not mean that I found words, but there came an equation… not in speech, but in little splotches of colour. [...]
That evening, in the Rue Raynouard, I realized quite vividly that if I were a painter, or if I had, often, that kind of emotion, or even if I had the energy to get paints and brushes and keep at it, I might found a new school of painting, of 'non-representative' painting, a painting that would speak only by arrangements in colour.
[...]
The "one image poem" is a form of super-position, that is to say, it is one idea set on top of another. I found it useful in getting out of the impasse in which I had been left by my metro emotion. I wrote a thirty-line poem, and destroyed it because it was what we call work "of second intensity." Six months later I made a poem half that length; a year later I made the following hokku-hke sentence:—
"The apparition of these faces in the crowd;
Petals, on a wet, black bough."
I dare say it is meaningless unless one has drifted into a certain vein of thought. In a poem of this sort one is trying to record the precise instant when a thing outward and objective transforms itself, or darts into a thing inward and subjective."
[Hồi cách đây ba năm ở Paris, tôi ra khỏi một tàu điện ngầm tại ga La Concorde, và bất thần thấy một khuôn mặt xinh xắn, và rồi một khuôn mặt nữa và một khuôn mặt nữa, và rồi một khuôn mặt xinh xắn của một đứa trẻ, và rồi một người đàn bà xinh xắn nữa, và cả ngày hôm đó tôi rán tìm ra những từ hợp với cái ý nghĩa mà sự việc này gây nên đối với tôi, và tôi không tìm ra nổi từ nào có vẻ đáng giá đối với tôi, hoặc có vẻ đáng yêu như nỗi xúc động bất thần kia. Và tối đó, khi tôi đi về nhà trên đường Raynouard, tôi vẫn cứ rán và tôi tìm ra, cách bất thần, lối biểu đạt. Tôi không có ý nói là tôi tìm ra được từ, mà lúc đó xuất hiện một thể thức tương đương... không phải bằng lời nói, mà bằng những mảng màu nho nhỏ. [...]
Tối đó, trên đường Raynouard, tôi nhận ra cách sinh động hết sức rằng nếu tôi là hoạ sĩ, hoặc nếu tôi, thường xuyên, có dạng xúc động như thế, hoặc thậm chí nếu tôi có hoạt lực đón lấy thuốc màu và cọ vẽ và kiên trì việc đó, thì tôi có thể khai sáng một trường phái mới trong hội hoạ, lối hội hoạ 'phi biểu tượng', một lối hội hoạ cất tiếng nói chỉ bằng những sắp xếp màu.
[...]
Cái "bài thơ một ảnh tượng" là một hình thức trùng điệp, tức là muốn nói, đó là lối một ý tưởng được đặt lên trên một ý tưởng khác. Tôi thấy lối này hữu dụng trong việc thoát khỏi ngõ cụt mà tôi bị kẹt lại do nỗi xúc động ở ga tàu. Tôi đã viết một bài thơ ba mươi dòng, và tiêu huỷ nó vì nó là cái mà ta gọi là tác phẩm "mang tính cường liệt hạng hai". Sáu tháng sau đó tôi làm một bài thơ có độ dài còn phân nửa; một năm sau đó tôi làm ra câu thơ giống thể hokku như sau:—
"The apparition of these faces in the crowd:
Petals, on a wet, black bough."
Tôi dám nói là nó vô nghĩa trừ phi ta thả mình trôi vào một mạch tư duy nhất định. Trong một bài thơ loại này ta rán ghi lại cái khoảnh khắc chính xác lúc một thứ hướng ra ngoài và khách quan nó tự biến đổi mình, hoặc lao vào một thứ hướng vào trong và chủ quan.]
-----
Nhờ chính tác giả tự chú giải bài thơ của mình, người đọc hiểu ra tại sao lại là 'apparition'. Dẫu vậy, đó là chuyện đọc hiểu, còn chuyện phiên dịch thì sao? Khi đọc phần tự chú giải trên, đến những dòng cuối, tôi hốt nhiên nhớ đến một ý của Tawada Yōko khi bà nhận định về cái nhan đề Nhật ngữ dịch từ một nhan đề thơ của Paul Celan, trích nguyên văn như sau (theo bản dịch Việt do một thân hữu):
"Nhan đề bài thơ thứ ba, ‘Leuchten’ [‘Bóng thoáng’] chứa chữ tượng hình ‘thiểm’ 閃 [thoáng], vốn cũng bao gồm bộ thủ ‘môn’. Ở đây chúng ta thấy một ‘người’ 人 [nhân] đang đứng bên dưới một cái ‘cổng’ 門 [môn]. Tôi chưa từng thôi nghĩ ngợi làm sao sự kết hợp của một cái cổng và một con người lại có thể sinh ra một bóng thoáng hay bừng sáng. Có lẽ ai đó đứng dưới một cái cổng [hay ở một ngưỡng] sẽ đặc thù dễ đón nhận một bóng thoáng từ một cõi vô hình."
Vậy là tôi mượn luôn cụm 'bóng thoáng' ấy (chắp thêm chữ 'hiện') để phiên dịch từ 'apparition' kì ảo kia.
No comments:
Post a Comment